9X thu nhập gần 200 triệu đồng nhờ sản xuất giống cấy mô

Mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào sản xuất giống cấy mô, chị Nguyễn Phượng Hằng (30 tuổi) thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
‘Bà mụ’ mát tay

Yêu thích nông nghiệp, chị Nguyễn Phượng Hằng (ngụ ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B, H.Lấp Vò, Đồng Tháp) theo học ngành công nghệ sinh học tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Tốt nghiệp ra trường, chị làm việc cho một công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất giống cấy mô tại Đồng Nai. Thời gian này đã vun bồi cho chị Hằng nhiều kiến thức bổ ích, cọ xát thực tiễn và nhận thấy giống cấy mô rất có triển vọng. 

Chị Hằng trong phòng cấy mô với diện tích chỉ 25 m2

“Muốn nông nghiệp phát triển thì khâu chọn giống hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nhiều lần tôi nghe nông dân than phiền vì mua lầm giống kém chất lượng khiến vụ mùa thất bát, muốn trồng giống lạ phải nhập ngoại với giá đắt đỏ. Điều đó khiến tôi trăn trở, muốn làm điều gì đó có ích giúp bà con phù hợp với sức của mình”, chị Hằng chia sẻ.

Giống cây cấy mô là các cây hoàn chỉnh từ những tế bào thực vật đã được biến đổi gen và tạo ra các loài tốt hơn, hệ số nhân giống cao, đáp ứng nguồn giống quanh năm. Giống cây cấy mô đã qua sàng lọc và cho ra sản phẩm là những cây có tình trạng tốt.

Những mô giống được trồng trong phòng thí nghiệm trước khi đưa ra thuần hóa khí hậu bên ngoài

duy tân

Năm 2020, chị Hằng quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình sản xuất giống cấy mô. “Ưu điểm của giống cấy mô là cho năng suất cao, cây chắc khoẻ, phát triển đồng đều, sức kháng bệnh tốt. Tôi muốn cung cấp cây giống chất lượng, thuần hóa một số giống mới để góp phần đa dạng nguồn giống, giúp bà con nâng cao năng suất nông nghiệp”, chị Hằng chia sẻ.
Chị Hằng với sản phẩm giống cấy mô có nhiều ưu điểm vượt trội